Bà bầu có tiêm filler được không? Có nên thực hiện hay không?


Với mong muốn sở hữu làn da căng mọng và trẻ hóa, nhiều chị em phụ nữ đã tìm đến tiêm filler làm đẹp. Vậy mẹ bầu có tiêm filler được không? Sau khi tiêm filler có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu? Thông tin của bài viết sẽ được cập nhật đầy đủ, cụ thể nhất!

Bà bầu có tiêm filler được không?

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật, sử dụng chất làm đầy có tên gọi Axit Hyaluronic tiêm vào những vùng lõm hóp và có nhiều lão hóa. Hợp chất filler an toàn, tồn tại như dưỡng chất tự nhiên trong cơ thể, giúp làm đầy và trẻ hóa vùng da sau khi thực hiện.

Đang giai đoạn mang thai mẹ bầu không nên tiêm filler
Đang giai đoạn mang thai mẹ bầu không nên tiêm filler

Bà bầu được các chuyên gia khuyến cáo không nên áp dụng tiêm filler hoặc bất cứ phương pháp làm đẹp nào. Mặc dù chưa có nghiên cứu về việc filler gây ảnh hưởng hay tác động đến mẹ bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình mang thai an toàn, mẹ bầu không nên áp dụng thực hiện, tránh những ảnh hưởng không cần thiết.

Bởi phương pháp tiêm filler sẽ có quá trình ủ tê, giảm cảm giác đau buốt và khó chịu khi tiêm vào. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng hoạt chất trong thuốc tê có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim và đường hô hấp, cản trở đến sự phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Hơn nữa, nếu hợp chất filler không đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, không cam kết được tính an toàn cao. Một số mẹ bầu sau khi tiêm có thể xuất hiện các biến chứng, nhiễm trùng hoặc những rủi ro khó xử lý. Đây là nỗi lo cũng như ám ảnh mà các mẹ bầu chú ý không nên áp dụng.

Tiêm filler ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, tiêm filler đang mang bầu dễ xuất hiện những ảnh hưởng và tác động đến thai nhi cụ thể như:

  • Chất làm đầy Axit Hyaluronic có thể khiến cho quá trình phát triển và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi bị tác động, tăng nguy cơ sẩy thai và ảnh hưởng đến em bé
  • Filler nếu như không được tiêm ở những địa chỉ an toàn, chất lượng không đảm bảo sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng xuất hiện. Từ đó gây thêm những tác động lớn đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Filler có sử dụng hợp chất bảo quản hoặc silicon, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến bào thai.
Tiêm filler ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi
Tiêm filler ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi

Việc tiêm filler khi mang bầu gây nhiều ảnh hưởng và tác động. Do đó các mẹ nên chú ý không nên áp dụng trong giai đoạn đang mang bầu nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho hành trình chào đón em bé.

Một số câu hỏi liên quan đến tiêm filler cho phụ nữ?

Ngoài những băn khoăn về việc bầu có tiêm filler được không,rất nhiều những thắc mắc xung quanh vấn đề tiêm filler cần được giải đáp. Theo đó, dưới đây là tổng hợp tất cả những băn khoăn của mẹ bầu cụ thể như:

Tiêm filler xong phát hiện có bầu nên làm gì?

Nếu như sau khi tiêm filler xong mới phát hiện mang bầu, các mẹ cần chú ý bình tĩnh và đến ngay những địa chỉ y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu như filler an toàn, mọi chuyện diễn ra bình thường bạn có thể thoải mái sinh hoạt. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bác sĩ chỉ định tiêm tan filler hoặc có một số phương pháp khác nhau để cải thiện và áp dụng.

Mẹ bầu nên lắng nghe ý kiến của bác sĩ khi lỡ tiêm filler trước đó
Mẹ bầu nên lắng nghe ý kiến của bác sĩ khi lỡ tiêm filler trước đó

Phụ nữ cho con bú có tiêm filler được không?

Ngoài mẹ bầu, những phụ nữ đang cho con bú cũng được các chuyên gia khuyến cáo không nên tiêm filler. Bởi trong giai đoạn này, cơ thể mẹ vô cùng nhạy cảm, em bé đang uống và cung cấp dinh dưỡng bởi nguồn sữa từ mẹ.

Các thành phần có trong chất làm đầy filler có thể gây ảnh hưởng cũng như tác động đến chất lượng sữa. Nếu chẳng may tiêm filler kém an toàn, không đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, xuất hiện các biến chứng xấu, chắc chắc sức khỏe của mẹ bị suy yếu và có thể ảnh hưởng đến con.

Tốt nhất, trong giai đoạn đang cho con bú, mẹ bỉm không nên tiêm filler để đảm bảo an toàn cũng như ngăn chặn được những rủi ro không đáng có xuất hiện.

Tiêm filler trước khi mang thai có được không?

Phương pháp tiêm filler được xem là làm đẹp không phẫu thuật có tính an toàn. Tuy nhiên nếu như trước khi mang thai, bạn cần chú ý đảm bảo những yếu tố sau:

Dùng phương pháp kiểm tra trước khi thực hiện

Để hạn chế ảnh hưởng kém duyên, bạn nên thử thai và đảm bảo chắc chắn chưa mang bầu mới nên áp dụng phương pháp này. Khi kết quả âm tính thì có thể thực hiện tiêm filler như mong muốn.

Trao đổi, lắng nghe ý kiến bác sĩ

Nếu bạn có kế hoạch sinh em bé trong khoảng thời gian nào đó, nên báo với bác sĩ trước khi có ý định tiêm filler. Nếu khoảng thời gian đủ an toàn bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định áp dụng sao cho hiệu quả.

Bác sĩ khuyên không nên có con khi vừa tiêm filler khoảng 2- 3 tháng. Nếu bạn có ý định sinh em bé, hãy chú ý các mốc thời gian an toàn cho mẹ và bé.

Cần đảm bảo những tiêu chuẩn về an toàn khi tiêm filler trước lúc mang thai
Cần đảm bảo những tiêu chuẩn về an toàn khi tiêm filler trước lúc mang thai

Chọn filler chất lượng

Dù có kế hoạch sinh con hay không, bất cứ ai khi áp dụng tiêm filler hãy chú trọng lựa chọn những loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm chấ lượng, được kiểm định chặt chẽ từ FDA để thực hiện.

Có như vậy mới đảm bảo quá trình tiêm filler an toàn và hợp chất làm đầy khi đưa vào cơ thể tương thích, hạn chế những kích ứng và ảnh hưởng xấu.

Sinh con xong bao lâu tiêm filler được?

Thông thường, sau khi sinh con khoảng 6 tháng hoặc đến khi mẹ không còn cho em bé bú trực tiếp nữa, lúc đó có thể tiêm filler như bình thường. Những thời điểm này cơ thể bạn đã dần hồi phục cũng như đủ các tiêu chuẩn về sức khỏe để đáp ứng được các ca làm đẹp.

Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã ngưng cho em bé bú bằng sữa mẹ mới nên áp dụng kỹ thuật tiêm filler. Để không có bất cứ ảnh hưởng nào rủi ro xuất hiện và tác động đến em bé.

Có thể tiêm filler sau sinh từ khoảng 6 tháng
Có thể tiêm filler sau sinh từ khoảng 6 tháng

Ngoài mẹ bầu, những trường hợp không nên tiêm filler

Bên cạnh mẹ bầu không nên áp dụng phương pháp tiêm filler. Có nhiều những trường hợp mà tín đồ làm đẹp cũng chú ý hạn chế hoặc không nên tiêm để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho bản thân, cụ thể như:

  • Những ai có tiền sử hoặc bệnh lý về viêm xoang cũng không nên áp dụng tiêm filler vì có thể gây biến chứng khó thở, ngạt mũi, ho
  • Nếu đã có lịch thăm khám nha khoa, cần chú ý không nên tiêm filler trước đó. Bởi trong quá trình tiêm filler bắt buộc phải há miệng to, nếu tiêm filler trước đó sẽ có thể ảnh hưởng đến vùng vừa mới tiêm.
  • Với những trường hợp đã phẫu thuật mũi, cằm và cấu trúc gương mặt có nhiều thay đổi. Bác sĩ chuyên khoa khuyên không nên tiêm filler vào những vùng đã phẫu thuật. Bởi lẽ trong phần mũi lúc này có nhiều khoảng trống, tiêm filler có thể gây nên những biến chứng, ảnh hưởng, tắt nghẽn mạch máu và gây nguy hiểm cho người thực hiện.

Với những thông tin về bà bầu có tiêm filler được không cũng như những nguyên tắc an toàn trước, trong và sau khi tiêm. Chắc chắn nhiều chị em đã hiểu rõ hơn về những rủi ro khi áp dụng phương pháp trong quá trình mang bầu. Đừng quên lựa chọn những địa chỉ uy tín để thực hiện tiêm filler an toàn, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng xấu.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan