Hạ gò má có nguy hiểm không? Có biến chứng gì không?


Hạ gò má là quy trình phẫu thuật tác động và xâm lấn khá nhiều đến cấu trúc xương và mô mềm trên khuôn mặt. Vì vậy, nhiều người lo lắng về tính an toàn của nó và không khỏi thắc mắc hạ gò má có nguy hiểm không? Trong bài viết này, bác sĩ chuyên khoa tại Thẩm mỹ viện Seoul Center sẽ giải đáp cho bạn.

Hạ gò má có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?

Theo bác sĩ, phẫu thuật hạ gò má an toàn, hiệu quả và không gây nguy hiểm tới sức khỏe hay tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Với thiết bị công nghệ thẩm mỹ hiện đại cùng với kỹ thuật tiến bộ, bác sĩ sẽ thực hiện một cách chính xác theo tỉ lệ đã được tính toán trước đó.

Theo bác sĩ, phẫu thuật hạ gò má an toàn, không gây nguy hiểm tới sức khỏe hay tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Theo bác sĩ, phẫu thuật hạ gò má an toàn, không gây nguy hiểm tới sức khỏe hay tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

Nhưng không thể khẳng định hạ gò má an toàn tuyệt đối. Bởi cũng như các cuộc phẫu thuật khác thì vẫn có một tỷ lệ nhỏ biến chứng xảy ra. Theo một nghiên cứu của một tạp chí Mỹ đã đánh giá nguy cơ biến chứng hậu phẫu thuật hạ gò má trên hơn 15.000 bệnh nhân. Kết quả cho thấy tỷ lệ dẫn tới các biến chứng liên quan là rất thấp, chỉ 0,01%, và tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng chỉ xấp xỉ 1%.

Điều này chỉ được đảm bảo khi lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn tốt trong lĩnh vực này. Một bác sĩ có trình độ tốt sẽ thực hiện quy trình phẫu thuật một cách cẩn thận và an toàn, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các biến chứng không mong muốn.

Những biến chứng sau khi hạ gò má có thể xảy ra

Mặc dù y học đã phát triển với nhiều phương pháp phẫu thuật tiên tiến giúp hạ gò má hiệu quả và an toàn. Nhưng nếu phẫu thuật hạ gò má thực hiện không đúng kỹ thuật, sai sót trong quá trình bóc tách, cắt gọt mô mềm và xương gò má có thể xảy ra một số biến chứng.

Sưng đau

Sau phẫu thuật, vùng gò má có thể trở nên sưng và đau trong vài ngày đầu tiên. Tuy nhiên, theo thời gian các triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần.

Trạng thái sưng và đau là phản ứng tự nhiên của cơ thể sau phẫu thuật. Để giảm sưng và đau, bác sĩ đề xuất sử dụng đá lạnh hoặc thuốc giảm đau. Chế độ chăm sóc cũng ảnh hưởng đến thời gian hồi phục bao gồm việc nghỉ ngơi đầy đủ, không chạm lên khu vực đã phẫu thuật, và sử dụng thuốc theo chỉ định.

Trạng thái sưng và đau là phản ứng tự nhiên của cơ thể sau phẫu thuật.
Trạng thái sưng và đau là phản ứng tự nhiên của cơ thể sau phẫu thuật.

Ngoài ra, tùy vào cơ địa, mỗi người sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong quá trình này, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý.

Cứng hàm

Sai tỷ lệ xương hàm cần cắt hoặc kỹ thuật cắt không đúng có thể dẫn đến việc xương gò má di chuyển và chèn ép lên các cơ ở thái dương, gây ra tình trạng cứng hàm sau phẫu thuật.

Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thực hiện các bài tập làm giãn cơ miệng thường xuyên. Đối với trường hợp nhẹ, sau vài tháng, tình trạng cứng hàm cũng sẽ giảm dần.

Vì vậy để đảm bảo rằng có được hiệu quả tốt sau phẫu thuật hạ gò má, quan trọng là tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia phẫu thuật đáng tin cậy, có tay nghề cao.

Sai tỷ lệ xương hàm cần cắt hoặc kỹ thuật cắt không đúng có thể dẫn đến cứng hàm
Sai tỷ lệ xương hàm cần cắt hoặc kỹ thuật cắt không đúng có thể dẫn đến cứng hàm

Tê bì vùng má

Sau phẫu thuật hạ gò má, có thể xảy ra tổn thương đến các thần kinh dưới ổ mắt. Điều này có thể khiến cơ mặt có cảm giác như bị tê liệt. Vậy bị tê bì vùng má sau hạ gò má có nguy hiểm không?

Đây là tình trạng phổ biến sau phẫu thuật hạ gò má. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục, các thần kinh và các cơ cục bộ sẽ được tái tạo. Đa số trường hợp sẽ trở lại bình thường sau vài tuần hoặc vài tháng.

Trong trường hợp tổn thương thần kinh kéo dài hoặc có bất kỳ vấn đề nghi ngờ nào, nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và theo dõi thêm.

Sau phẫu thuật hạ gò má, có thể xảy ra tổn thương đến các thần kinh dưới ổ mắt, khiến cơ mặt tê liệt
Sau phẫu thuật hạ gò má, có thể xảy ra tổn thương đến các thần kinh dưới ổ mắt, khiến cơ mặt tê liệt

Gò má vẫn cao

Gò má vẫn cao cũng được xem là một biến chứng sau phẫu thuật. Nguyên nhân của tình trạng này do xác định tỷ lệ xương không chính xác hoặc di chuyển đỉnh gò má không phù hợp với hình dạng gương mặt. Cũng có nguy cơ xương không liền do cắt quá nhiều phần xương hàm, làm khung xương trở nên yếu đi, thiếu chắc chắn.

Tuy nhiên, những biến chứng này khá hiếm và thường chỉ xảy ra khi phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ thiếu kỹ năng chuyên môn.

Gò má vẫn bị cao cũng được xem là một biến chứng sau phẫu thuật.
Gò má vẫn bị cao cũng được xem là một biến chứng sau phẫu thuật.

Khuôn mặt không cân đối

Thực hiện phẫu thuật hạ gò má mà không có sự chuyên môn và kinh nghiệm có thể gây thay đổi cấu trúc khuôn mặt, khiến diện mạo trở nên mất cân đối.

Ngoài ra, các biến chứng khác bao gồm để lại sẹo, dị dạng khuôn mặt, thiếu xương cũng là những vấn đề phổ biến sau phẫu thuật hạ gò má. Những biến chứng này có thể xảy ra nếu phẫu thuật không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc do cá nhân không thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Thực hiện sai kỹ thuật có thể gây thay đổi cấu trúc khuôn mặt, khiến diện mạo trở nên mất cân đối.
Thực hiện sai kỹ thuật có thể gây thay đổi cấu trúc khuôn mặt, khiến diện mạo trở nên mất cân đối.

Hạ gò má có bị xệ mặt không?

Ngoài lo lắng hạ gò má có nguy hiểm không thì câu hỏi hạ gò má có bị xệ mặt không được nhiều người đặt ra. Phẫu thuật hạ gò má bao gồm các thao tác cắt và di chuyển khung xương để làm gọn mặt và cân đối hơn. Trong một số trường hợp có thể gặp tình trạng má chảy xệ sau phẫu thuật.

Nguyên nhân chính là do bác sĩ không thực hiện các thao tác cắt một cách chính xác, dẫn đến gò má bị lệch xuống hoặc tỷ lệ cắt xương gò má không đạt được như mong muốn.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ má chảy xệ, bao gồm:

  • Người phẫu thuật trên 40 tuổi, khi cấu trúc xương và cơ mặt đã bắt đầu lão hóa, dễ gây chảy xệ hơn so với người trẻ.
  • Người thừa cân, béo phì có phần mỡ dư thừa ở mặt sẽ khiến má bị chảnh xệ
  • Hô răng hoặc khuôn mặt không có đường nét rõ ràng
  • Tình trạng má chảy xệ trước khi phẫu thuật hoặc rãnh cười ở má sâu hơn bình thường.
  • Da mặt mỏng, thiếu độ săn chắc, gây sai lệch trong quá trình thực hiện.
Một trong những nguyên nhân khiến da chảy xệ là do da mặt mỏng, thiếu độ săn chắc.
Một trong những nguyên nhân khiến da chảy xệ là do da mặt mỏng, thiếu độ săn chắc.

Ngoài những nguyên nhân trên, yếu tố cơ địa và chăm sóc sau phẫu thuật không tốt cũng có thể gây sẹo thâm hoặc sẹo lồi. Trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật hạ gò má, bạn nên tìm sự tư vấn của bác sĩ, thăm khám trước để xem xét bản thân có phù hợp với phương pháp này không.

Có cách nào để hạn chế rủi ro khi thực hiện hạ gò má?

Bị biến chứng sau khi phẫu thuật là điều không ai mong muốn. Vậy làm sao để hạn chế rủi ro khi thực hiện hạ gò má? Hạ gò má có nguy hiểm không không phải là vấn đề khiến bạn lo lắng nếu như tuân thủ những điều sau đây:

Cần biết rõ về phương pháp điều trị

Lựa chọn bệnh viện uy tín và hẹn lịch thăm khám với một bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để được tư vấn chi tiết về các phương pháp phẫu thuật. Bạn cần biết về quy trình, ưu điểm và hạn chế của từng kỹ thuật phẫu thuật. Điều này giúp bạn lựa chọn phương pháp phù hợp và hiểu biết rõ hơn về quy trình phẫu thuật phẫu thuật của mình.

Lựa chọn bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để được tư vấn chi tiết về các phương pháp phẫu thuật.
Lựa chọn bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để được tư vấn chi tiết về các phương pháp phẫu thuật.

Thăm khám sức khỏe tổng thể

Khám tổng quát là quy trình quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe và xác định khả năng thực hiện phẫu thuật một cách an toàn và hiệu quả. Quá trình gồm các bước:

Bước 1: Kiểm tra chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể)

Chỉ số BMI sẽ cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng dinh dưỡng và cân nặng của bạn, giúp đánh giá tỷ lệ cơ thể đang tăng cân hay thiếu cân.

Bước 2: Xét nghiệm mẫu máu

Kết quả xét nghiệm sẽ đánh giá các chỉ số quan trọng trong cơ thể như huyết áp, đường huyết, cholesterol, chức năng gan và thận, dấu hiệu viêm nhiễm và các thông số khác. Điều này cho phép bác sĩ xác định các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và đánh giá khả năng chịu đựng phẫu thuật.

Xét nghiệm máu để xác định các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và đánh giá khả năng chịu đựng phẫu thuật.
Xét nghiệm máu để xác định các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và đánh giá khả năng chịu đựng phẫu thuật.

Bước 3: Chụp X-quang và xác định mật độ xương

Qua việc chụp X-quang, bác sĩ có thể đánh giá mật độ xương và phát hiện các vấn đề về xương như loãng xương, gãy xương, hay các bất thường khác. Điều này giúp đảm bảo rằng xương của bạn đủ mạnh để chịu được phẫu thuật và hồi phục sau đó.

Bước 4: Kiểm tra và  tầm soát các bệnh lý

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát và tầm soát các căn bệnh lý đang mắc phải, như bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, v.v. Điều này giúp đánh giá rủi ro từ các bệnh lý hiện có trong quá trình phẫu thuật.

Qua việc thăm khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ sẽ có đánh giá toàn diện về sức khỏe của bạn và xác định xem liệu bạn có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật hay không. Qua đó, nguy cơ rủi ro sẽ được giảm thiểu một cách đáng kể, mang lại kết quả phẫu thuật tốt nhất cho bạn.

Sinh hoạt lành mạnh hậu phẫu thuật

Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật hạ gò má, cần chú ý đến chế độ sinh hoạt lành mạnh.

  • Tuân thủ đúng lịch trình uống thuốc giảm đau và kháng sinh mà bác sĩ đã kê đơn.
  • Tránh hoạt động cường độ cao như tập thể dục, đánh cầu lông, bơi lội để không gây áp lực lên khu vực vừa phẫu thuật.
Tránh hoạt động cường độ cao như tập thể dục, tập gym để không gây áp lực lên khu vực vừa phẫu thuật.
Tránh hoạt động cường độ cao như tập thể dục, tập gym để không gây áp lực lên khu vực vừa phẫu thuật.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tia cực tím và các chất độc tố từ môi trường bên ngoài, vì chúng có thể gây vết thâm và sẹo khi da đang trong quá trình phục hồi.

Ăn uống điều độ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Sau khi hạ gò má, cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ để rút ngắn thời gian phục hồi. Trong thực đơn cần lưu ý:

  • Trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật hạ gò má, hãy ăn uống nhẹ nhàng với các thực phẩm lỏng dễ tiêu để cơ và xương hàm được nghỉ ngơi
  • Đồng thời, hạn chế hút thuốc và sử dụng chất kích thích, vì chúng có thể gây hại đến hệ thống miễn dịch và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
  • Đồ uống chứa cồn cũng nên tránh, vì chúng có thể làm loãng máu, gây chảy máu và làm chậm quá trình phục hồi sức khỏe.
Tránh uống đồ uống có cồn vì có thể khiến quá trình hồi phục kéo dài
Tránh uống đồ uống có cồn vì có thể khiến quá trình hồi phục kéo dài

Làm theo chỉ định bác sĩ, chăm sóc đúng cách sẽ giúp đảm bảo an toàn và tăng tỷ lệ thành công cho quá trình phẫu thuật hạ gò má. Cố gắng thực hiện nghiêm túc để sớm có được diện mạo hài hòa và thanh tú như mong muốn bạn nhé!

Phẫu thuật gò má ở đâu uy tín, an toàn?

Bạn không thể đặt niềm tin, sức khỏe và tài chính vào những địa chỉ làm đẹp không đáng tin cậy. Để đảm bảo an toàn và thành công trong việc hạ gò má, quan trọng hơn hết là lựa chọn một bệnh viện thẩm mỹ có danh tiếng và uy tín. Trong số nhiều thương hiệu thẩm mỹ nổi tiếng, Viện thẩm mỹ Seoul Center được xem là địa chỉ đáng để bạn gửi gắm.

  • Seoul Center đã được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y tế, luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn. Đặc biệt, đã có nhiều ca phẫu thuật hạ gò má thành công được thực hiện tại đây.
  • Bạn có thể yên tâm với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn đã tốt nghiệp từ các trường Y khoa danh tiếng, họ đã có nhiều năm gắn bó trong việc tạo dựng vẻ đẹp cho khách hàng.
Bạn có thể yên tâm với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn đã thành công nhiều ca phẫu thuật hạ gò má
Bạn có thể yên tâm với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn đã thành công nhiều ca phẫu thuật hạ gò má
  • Đồng thời, cơ sở vật chất của Seoul Center khang trang, hiện đại đạt tiêu chuẩn 5 sao.
  • Với mức chi phí hợp lý và các chương trình ưu đãi thường xuyên, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại đây với giá tốt nhất
  • Seoul Center tự hào khi giúp hàng nghìn khách hàng tìm lại được vẻ đẹp mà người mơ ước. Với hơn 80 chi nhánh trong và ngoài nước, bệnh viện đã khẳng định được vị thế của mình và ngày càng được nhiều chị em tự tưởng.

Qua bài viết trên, “Hạ gò má có nguy hiểm không?” đã được giải đáo. Phương pháp không nguy hiểm nếu được thực hiện tại nơi uy tín. Đồng thời, việc chăm sóc hậu phẫu tại nhà cũng ảnh hưởng quan trọng đến thành công của ca phẫu thuật. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn an tâm hơn khi lựa chọn phẫu thuật hạ gò má.

Bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan