Mọc răng khôn bị sưng má là tình trạng phổ biến, khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái lo lắng, hoảng sợ. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì, làm thế nào để cải thiện an toàn, hiệu quả? Bài viết sau đây, toàn bộ câu trả lời cho những băn khoăn trên sẽ được bật mí chi tiết.
Mọc răng khôn bị sưng má do nguyên nhân nào?
Răng khôn hay còn có tên gọi khác là răng số 8. Chiếc răng này thường xuất hiện muộn, gặp nhiều ở độ tuổi từ 17 đến 25, nằm ở vị trí trong cùng nên khó vệ sinh, chăm sóc.
Trong quá trình mọc răng số 8, nhiều người gặp phải tình trạng sưng viêm má, thậm chí chảy dịch, máu, mủ, đau nhức khó chịu. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này:
Phản ứng sinh lý thông thường khi mọc răng khôn
Theo các chuyên gia, khi răng khôn mọc lên, vùng nướu lợi xung quanh vị trí này sẽ nứt ra để nhường chỗ cho răng. Điều này vô tình gây ra hiện tượng sưng má, đau nhức trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, răng khôn thường mọc ở độ tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện, vững chắc. Bởi vậy, việc mầm răng nhú lên tạo áp lực lớn, gây kích thích mô nướu, dẫn đến sưng viêm.
Ngoài ra, mọc răng số 8 cũng vô tình kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch, khiến cho tế bào bạch cầu di chuyển nhằm ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Sự di chuyển của bạch cầu sẽ gây viêm lợi, viêm xung quanh răng, nhiều người còn bị sưng má, nổi hạch.
Viêm lợi trùm – Nguyên nhân gây sưng má khi mọc răng khôn
Mọc răng khôn làm sưng mặt hay sưng má có thể do bệnh lý viêm lợi trùm. Bệnh xuất hiện khi một phần lợi phát triển quá mức, che phủ lên răng số 8. Răng sẽ gây áp lực lên nướu lợi và dẫn tới hiện tượng sưng đỏ, đau nhức.
Ngoài ra, viêm lợi trùm còn là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn, thức ăn bám dính lại, tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như viêm nha chu, sâu răng,…
Ngoài hai nguyên nhân phổ biến kể trên thì sưng má khi mọc răng số 8 có thể do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, lười vệ sinh răng miệng, ăn uống thiếu khoa học, vận động mạnh,…
Mọc răng khôn sưng má làm sao để nhận biết?
Mọc răng khôn sưng má có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu điển hình như sau đây:
- Thông thường, khi mọc răng số 8, bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức ở trong khoang miệng. Cơn đau bắt đầu âm ỉ rồi tiến triển dữ dội dần, có thể lan sang vùng cổ và gây sưng má.
- Xung quanh vị trí mọc răng khôn có dấu hiệu sưng đỏ, chảy máu, đôi khi rỉ dịch mủ có mùi hôi tanh.
- Khi áp tay vào hai bên má, bạn sẽ có cảm giác hơi nóng, má sưng lên.
- Nhiều trường hợp khi mọc răng khôn sẽ bị nổi hạch ở góc hàm.
Ngoài các dấu hiệu trên, một số người mọc răng số 8 sẽ gặp phải triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, sốt cao. Ngay khi có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X Quang, kiểm tra mức độ răng khôn mọc lệch và xử lý kịp thời.
Mọc răng khôn gây sưng má có nguy hiểm tới sức khỏe không?
Mọc răng khôn sưng má trong vài ngày hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe, bởi đây chỉ là phản ứng sinh lý thông thường. Tuy nhiên, nếu như tình trạng sưng má diễn ra nhiều ngày kèm theo các triệu chứng khác như đau răng dữ dội, chảy máu chân răng, suy nhược cơ thể thì bạn nên cẩn trọng.
Răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm sâu sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại tới sức khỏe, thậm chí gây viêm nhiễm nướu lợi, ảnh hưởng đến chức năng của các răng xung quanh. Bạn cần phải đến ngay cơ sở nha khoa để được bác sĩ can thiệp biện pháp xử lý hiệu quả, đảm bảo an toàn.
Tác hại mọc răng khôn sưng má bạn nên biết
Mọc răng khôn bị sưng má sẽ gây ra những tác hại và ảnh hưởng cụ thể sau đây:
- Đầu tiên, khi bị sưng má do mọc răng số 8, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống, giao tiếp hàng ngày. Nhiều người còn gặp phải tình trạng chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, sốt cao, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, năng suất làm việc.
- Răng khôn sưng má thường kèm theo triệu chứng hơi thở có mùi, đau nhức tai, thái dương,… khiến bạn cảm thấy ngại ngùng, tự ti trong giao tiếp hàng ngày.
Bên cạnh đó, việc răng khôn gây sưng má kéo dài mà không được can thiệp, xử lý sẽ tạo cơ hội, môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ, phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như sâu răng, viêm răng, viêm nướu lợi, viêm nha chu,…
Cách khắc phục tình trạng mọc răng khôn sưng má
Bạn cần xác định chính xác nguyên nhân mọc răng khôn bị sưng má để tìm ra biện pháp cải thiện hiệu quả, an toàn. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
Chăm sóc răng miệng
Nếu bạn chỉ bị sưng má và đau nhẹ ở chân răng khi mọc răng khôn thì không cần quá lo lắng. Lúc này, bạn chỉ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc, vệ sinh răng miệng khoa học là đã có thể cải thiện triệu chứng sưng má hiệu quả.
- Chú ý đánh răng ít nhất từ 2 đến 3 lần mỗi ngày bằng loại bàn chải có lông mềm. Khi chải vào vị trí răng số 8, bạn nên chải nhẹ nhàng để loại bỏ thức ăn dư thừa, tuyệt đối không chà xát mạnh gây cảm giác đau nhức.
- Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn hàng ngày để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
- Bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng, chân răng.
Ngoài ra, chuyên gia khuyên bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp kích thích quá trình bài tiết nước bọt, giảm hiện tượng sưng nướu, đồng thời khắc phục tình trạng hôi miệng an toàn, hiệu quả.
Uống thuốc theo chỉ định
Tình trạng sưng má, đau nhức khi mọc răng số 8 ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Chính vì vậy, bạn nên thăm khám sớm và sử dụng đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Dưới đây là các thuốc phổ biến thường được bác sĩ kê cho người bị sưng má, đau nhức khi mọc răng khôn:
- Paracetamol: Đây là thuốc giảm đau nổi tiếng, giúp cải thiện tình trạng sưng má, đau nhức, viêm răng. Bạn có thể sử dụng Paracetamol trong trường hợp đau nhức răng khó chịu, dùng khoảng 4 – 5 ngày để thuyên giảm triệu chứng.
- NSAID: Thuốc chống viêm không chứa steroid có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ nên sử dụng khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
- Thuốc bôi: Để giảm sưng má khi mọc răng khôn, nhiều bác sĩ còn kê các loại thuốc bôi chứa thành phần gây tê như Benzocaine hay Lidocaine. Các hoạt chất này sẽ giúp khắc phục tình trạng đau nhức, dịu nướu, đồng thời đẩy nhanh quá trình lành của niêm mạc tại vị trí mọc răng.
- Nước súc miệng: Một số nước súc miệng chứa thành phần sát khuẩn, giảm viêm có thể giúp cải thiện triệu chứng tê nhức, sưng má trong giai đoạn mọc răng khôn. Nước súc miệng cũng hỗ trợ sát trùng, phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm trong khoang miệng.
Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ điều trị. Bạn tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều dùng nếu chưa có sự cho phép của người có chuyên môn nhé!
Tiểu phẫu cắt lợi trùm
Nguyên nhân chủ yếu khiến bạn bị sưng má khi mọc răng số 8 là viêm lợi trùm, bởi vậy cắt lợi được xem là giải pháp đem lại hiệu quả tích cực đối với trường hợp này. Cắt lợi được thực hiện tại phòng vô khuẩn, bằng các dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần lợi trùm lên răng khôn.
Sau khi lợi thừa được cắt bỏ, răng sẽ có đủ không gian để tiếp tục phát triển đúng hướng, từ đó cải thiện triệu chứng đau nhức, tê buốt, sưng má, viêm nhiễm,…
Nhổ bỏ hoàn toàn răng khôn
Trong trường hợp răng số 8 mọc lệch hoặc mọc ngầm nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định nhổ bỏ chiếc răng này. Hơn thế nữa, mọc răng khôn bị sưng má lâu ngày cũng khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, vì vậy, nhổ răng khôn được xem là giải pháp có hiệu quả tối ưu nhất lúc này.
Ngoài các biện pháp trên thì bạn có thể áp dụng một số cách cải thiện sưng má tạm thời khác như chườm lạnh, thoa tinh dầu đinh hương, dầu dừa,… Những phương pháp này giúp giảm đau nhức, sưng má nhanh chóng và đảm bảo an toàn.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn đọc nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mọc răng khôn bị sưng má. Hy vọng rằng, đây sẽ là nguồn kiến thức hữu ích, giúp bạn cải thiện được triệu chứng đang gặp. Nếu dấu hiệu sưng má không thuyên giảm, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời nhé!
Bình luận